Site icon redbattleflyer.com

5 nguyên tắc “bắt buộc” khi thực hiện bộ phim bom tấn Phi Công Siêu Đẳng Maverick

Sắp tới đây, nam tài tử gạo cội Tom Cruise sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ trong phần tiếp theo của bom tấn đình đám Top Gun. Trong Top Gun: Maverick, Tom Cruise sẽ trở lại vai Pete Mitchell – một phi công hải quân có mật danh là Maverick.

5 nguyên tắc bắt buộc khi thực hiện bộ phim bom tấn Phi Công Siêu Đẳng Maverick - Ảnh 1.

Bom tấn tiêu tốn đến 160 triệu USD sản xuất này được đánh giá tích cực 96% trên trang web tổng hợp các bài phê bình Rotten Tomatoes sau buổi chiếu sớm đầu tiên. Từ những đánh giá đầu tiên của các nhà phê bình cho thấy đây là một bộ phim rất đáng để chờ đợi.

Trên thảm đỏ hôm ra mắt phim, Tom Cruise bộc bạch rằng “Anh hy vọng khán giả sẽ được mãn nhãn với những pha bay lượn tuyệt đẹp nhưng không kém phần hồi hộp căng thẳng.”

Và để chuẩn bị một “tâm hồn đẹp” trước khi Top Gun: Maverick chính thức khởi chiếc trên toàn quốc vào ngày 27/5 tới đây, cùng tìm hiểu “5 nguyên tắc của Phi Công Siêu Đẳng Maverick” được đặt ra bởi đội ngũ nhà sản xuất nhé!

NGUYÊN TẮC 1: NÓI KHÔNG VỚI CGI

Nam diễn viên thực lực Miles Teller đã chia sẻ về yêu cầu mà ngôi sao chính của Top Gun đặt ra: “Tom Cruise nói rằng sẽ chỉ tham gia phần tiếp theo nếu các nhà làm phim không sử dụng CGI.”

Tuyệt vời hơn là đạo diễn Joseph Kosinski cũng có chung quan điểm này. “Đây là một trong số những nguyên tắc đầu tiên chúng tôi đặt ra cho bộ phim. Tom đã không cần phải tham gia bất cứ bộ phim nào khác trong suốt phần đời còn lại của mình. Vì vậy, Tom sẽ chỉ làm phim khi anh ấy thực sự tin rằng có lý do để làm việc đó. Và lý do cho bộ phim này, đó chính là để Tom có thể làm điều duy nhất mà anh đã không thể làm ở phần phim trước: ghi hình các cảnh quay một cách chân thực.”

Ngay cả nhà sản xuất Jerry Bruckheimer cũng nói về việc Phi Công Siêu Đẳng Maverick được thực hiện mà không hề sử dụng bất cứ hiệu ứng đặc biệt hay kỹ xảo nào. “Bộ phim là một bức tình thư gửi tặng cho ngành hàng không. Chúng tôi sẽ cho khán giả thấy được một phi công thực sự của chương trình TOPGUN sẽ như thế nào. Chưa từng có một bộ phim nào về đề tài hàng không lại được dàn dựng theo cách như vậy.”

NGUYÊN TẮC 2: CÁCH TẠO MẬT DANH

 Các diễn viên đã tới thăm đại bản doanh của chương trình TOPGUN được đặt tại Nevada, để gặp trực tiếp những phi công Hải quân Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cảnh quay trên trời cùng với họ. Ở đây, các diễn viên sẽ hiểu được cách mà họ trao đổi, di chuyển, nhìn tận mắt bộ trang phục nổi tiếng của lực lượng và quan trọng nhất, đó là họ sẽ được trao các mật danh, bởi chính những những người phi công bay cùng.

Tuy vậy, việc không phải là chủ nhân ý tưởng của mật danh không có nghĩa là họ không phù hợp với nó. Ví dụ như với nhân vật Payback. Jay Ellis luôn hồi tưởng về những ngày tháng còn ở Los Angeles khi cậu thường xuyên mượn tiền nhưng lại quên trả lại (trả lại: pay back).

NGUYÊN TẮC 3: HỌC HỎI TỪ NHỮNG GÌ TỐT NHẤT

Trong Phi Công Siêu Đẳng Maverick, nhân vật Pete “Maverick” Mitchell của Tom Cruise được giới thiệu: “Huấn luyện viên của các cậu là một trong số những phi công xuất sắc nhất mà chương trình này từng đào tạo. Những chiến công của anh ấy đã đi vào huyền thoại. Điều mà anh ấy cần dạy các cậu rất rõ chính là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.”

Và phía sau ống kính máy quay, nhiệm vụ của Tom vẫn như vậy. Anh ấy chỉ dạy cho các diễn viên trẻ tất cả những gì mà mình biết. Với mong muốn có thể tạo cho các tân binh cơ hội được huấn luyện những kỹ năng mà anh ước gì mình đã được huấn luyện trong quá trình thực hiện phần phim trước.

Cruise đã thiết kế nên một chương trình đào tạo riêng tại trường Hàng không, hướng dẫn các diễn viên cách để nhập vai ở trên không trung với Lực G ở mức 8. Cùng với điều phối các cảnh quay trên không Kevin LaRosa, Cruise cũng đã giao cho dàn diễn viên bài tập về nhà, đọc bản đánh giá quá trình tập luyện mỗi tuần của từng người và tự mình nhận xét đánh giá họ.

NGUYÊN TẮC 4: NHỮNG THƯỚC PHIM SỐNG MÃI

Làm thế nào mà “Top Gun” có thể là “Top Gun” nếu thiếu đi những phân cảnh các phi công chơi thể thao trên biển cơ chứ? Và các nhà làm phim của Phi Công Siêu Đẳng Maverick đã tự hào tuyên bố rằng, cảnh quay trận bóng bầu dục trong phim chính là cách mà họ bày tỏ sự tôn vinh phân cảnh bóng chuyền đáng nhớ trong phần phim gốc.

Như Lewis Pullman đã lý giải: “Phân cảnh trận bóng chuyền trong phim thực sự mang tính biểu tượng rất cao. Chúng tôi cũng đã nỗ lực để làm nên một trận bóng ấn tượng của riêng mình. Câu thần chú của chúng tôi là: Những thước phim sống mãi”.

Glen thì mong muốn phân cảnh này sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi, dưới dạng ảnh động, dưới dạng meme được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet… Còn Pullman thì cười lớn: “Áp lực đặt ra mới khủng khiếp làm sao!”.

NGUYÊN TẮC 5: SỰ CỤ THỂ CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA

Khi cùng với nhà sản xuất Jerry Bruckheimer tới Paris để nói với Tom về ý tưởng của mình cho Phi Công Siêu Đẳng Maverick, đạo diễn Joseph Kosinski nắm trong tay 2 con át chủ bài: một là ý tưởng về việc Rooster – con trai của Goose – sẽ quay trở lại.

Còn át chủ bài còn lại? “Tôi cảm thấy công nghệ làm phim hiện tại có thể cho phép chúng tôi ghi lại những gì thực sự diễn ra trên buồng lái của một chiếc máy bay phản lực – điều đã không thể làm được ở thời điểm phần phim gốc được ra mắt.” 

Ông nói. “Họ đã không thể đưa các diễn viên lên máy bay, tôi cảm thấy chúng tôi có thể làm được. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Tom: những gì có thể làm được một cách chân thực, hãy làm một cách chân thực.” Và nó đã có tác dụng.

Kết thúc phần trình bày của Kosinski với nội dung nhấn mạnh vào sự kết hợp giữa những phi công tinh nhuệ của Hải quân Hoa Kỳ, cùng hệ thống 6 máy quay tối tân, Cruise đã chỉ nói với ông ấy vỏn vẹn 7 từ: “Chúng ta sẽ làm bộ phim này.”

Top Gun: Maverick sẽ ra rạp vào ngày 27/5 trên toàn quốc.

/?s=5-nguyen-tac-bat-buoc-khi-thuc-hien-bo-phim-bom-tan-phi-cong-sieu-dang-maverick-20220517105553651.chn

Exit mobile version