Site icon redbattleflyer.com

8 màn đánh trùm hay nhất lịch sử, chơi 1 lần là ấn tượng cả đời (P2)

8 màn đánh trùm hay nhất lịch sử, chơi 1 lần là ấn tượng cả đời (P1)

4. Baldur – God Of War (2018)

Cùng chung số phận với các vị thần trên đỉnh Olympus, danh sách nạn nhân của Kratos trong phiên bản God Of War sẽ những nhân vật hùng mạnh nhất của thần thoại Bắc Âu. Người mở đầu cho bản danh sách đen này chính là Baldur (hay Balder), con trai thứ hai của Odin.

8 màn đánh trùm hay nhất lịch sử, chơi 1 lần là ấn tượng cả đời (P2) - Ảnh 1.

Khác với trong truyền thuyết, kẻ giết chết Baldur không phải là Loki hay Höðr mà chính là Kratos, chiến thần lưu lạc từ thần thoại Hy Lạp. Ngay ở phần đầu game, Baldur chính là kẻ lạ mặt, “con boss” mà người chơi phải chạm chán.

Theo thần thoại Bắc Âu, Baldur là con trai của Odin và nữ thần Frigg. Vị thần này có tính cách lương thiện, chưa nói dối bất cứ điều gì, là vị thần quang minh, ánh sáng, làm công việc bào chữa, nuôi giữ hòa bình trên thế giới và làm cho cả thế giới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, Baldur còn bảo vệ rừng cây, thiên nhiên, động thực vật và sức khỏe con người. Lâu đài của Baldur tên là Breidablik, chung sống cùng Nanna và người con tên Forseti.

3. Dahaka – Prince Of Persia: Warrior Within

 Bao trùm Prince Of Persia: Warrior Within là một không khí nặng nề và u ám ngược hẳn so với khung cảnh thần thoại của phiên bản đầu. Hành trình chạy trốn khỏi con quái vật Dahaka đã thôi thúc hoàng tử tìm đến hòn đảo thời gian, nơi có thể giúp chàng thoát khỏi định mệnh phải chết luôn khiến người chơi cảm thấy thắc mắc và đặt ra nhiều câu hỏi. Nữ sát thủ và cô gái trong bộ đồ đỏ kia là ai? Tại sao bóng đen bí ẩn kia luôn theo dõi mình? Dahaka đến khi nào sẽ chịu buông tha chàng hoàng tử?

Mỗi khi Dahaka xuất hiện, thay vì chiến đấu người chơi chỉ có cách duy nhất là chạy trốn bằng những kĩ năng nhào lộn của nhân vật. Chỉ một sai lầm thôi sẽ khiến chàng hoàng tử mất mạng và phải bắt đầu lại từ checkpoint, chính điều đó đã tạo nên sự căng thẳng và gay cấn cho những trường đoạn rượt đuổi có sự xuất hiện của Dahaka, thử thách khả năng ứng biến và phản xạ nhanh của người chơi, điều mà 2 phiên bản kia không làm được khi bạn có thoải mái thời gian để “ngắm nghía” cũng như suy tính cách vượt qua chướng ngại.

2. Liquid Snake – Metal Gear Solid

 Liquid Snake là một nhân vật hư cấu trong loạt phim  Metal Gear. Liquid Snake là anh em sinh đôi của nhân vật chính trong series Solid Snake và là sản phẩm thứ hai của Les Enfants Terribles, một dự án tối mật của chính phủ nhằm tạo ra những người lính nhân tạo bằng cách nhân bản người lính huyền thoại Big Boss. 

Liquid Snake ta lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là nhân vật phản diện trung tâm trong Metal Gear Solid gốc, nơi anh ta lãnh đạo đơn vị FOXHOUND lừa đảo trong một cuộc tiếp quản thù địch của một cơ sở xử lý hạt nhân ở Alaska. Nhân vật trở lại trong Metal Gear Solid V: The Phantom Pain khi còn là một lính đánh thuê trẻ em có biệt danh là White Mambavới tên thật được tiết lộ là Eli. 

1. Genichiro Ashina – Sekiro: Shadows Die Twice

Tương tự nhiều con game siêu khó của From Software như Demon’s Souls, Dark Souls và Bloodborne… Sekiro: Shadows Die Twice có màn “hướng dẫn tân thủ” cho bạn biết ngay lập tức là bạn có hợp với game này hay không (tức là nó hành bạn sấp mặt đấy, thấy không chịu được thì nghỉ game đi).

Vừa vào game là nhân vật chính Sekiro đã gặp ngay cái tên khó chịu Genichiro Ashina. Hắn ta chính là nguồn cơn của cả một câu chuyện dài mà bạn sẽ phải ăn hành sấp mặt phía sau. Tên cục súc này đã to con mà còn tấn công siêu dồn dập, vừa cận chiến lại còn biết bắn cung… nói chung là cực kỳ khó chịu.

Hắn gần như chắc chắn sẽ đập bạn ra bã nếu gặp lần đầu. Tuy nhiên, cho dù bạn có là một game thủ cứng cựa với kỹ năng đủ cao để bật lại được hắn thì Genichiro Ashina cũng sẽ dùng tiểu xảo để chém mất 1 cánh tay của bạn, sẵn tiện bắt cóc luôn ấu chúa Kuro.

Đến khi bạn lết xác qua được bao nhiêu khó khăn trắc trở và mò được đến cuối game thì bạn sẽ được gặp lại hắn (lần thứ 3). Sau khi hạ được Genichiro thì bạn sẽ được diện kiến “kiếm thánh” Isshin – ông nội của hắn.

Nhiều người cho rằng vụ này không tính vì về mặt kỹ thuật thì lão “kiếm thánh – thương thánh – súng thánh” Isshin mới là trùm cuối. Tuy nhiên nếu để thua trong tay lão thì bạn sẽ lại phải vật nhau với Genichiro lần nữa. Thế nên theo lý mà nói thì Genichiro cũng có thể miễn cưỡng được tính như một tên “trùm nửa cuối”, vì dù sao thì hắn cũng là một phần trong trận đấu trùm mà.

/?s=8-man-danh-trum-hay-nhat-lich-su-choi-1-lan-la-an-tuong-ca-doi-p2-20220425222344203.chn

Exit mobile version