Site icon redbattleflyer.com

Biến người chơi thành nhà đầu tư một cách không mong muốn, làn sóng game NFT vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng game thủ

Sự bùng nổ của làn sóng game NFT trong năm 2021 được nhiều người nhìn nhận như một kết cục tất yếu, thỏa mãn được nhu cầu vốn đã hiện hữu từ rất lâu của các game thủ. Đó chính là kiếm tiền, có thu nhập nhờ vào việc chơi game mà không phải đi theo con đường tuyển thủ chuyên nghiệp. Và cũng nhờ game NFT, giấc mơ cả ngày chỉ ngồi chơi game vẫn ra tiền, thậm chí là còn có thu nhập rủng rỉnh đang ở gần các game thủ hơn bao giờ hết. Ấy thế nhưng, dường như chẳng phải bất kỳ người chơi nào cũng nghĩ vậy. Thậm chí, còn có không ít người đang tỏ ra cực kỳ giận dữ, khi bằng một cách nào đó, họ – những game thủ bình thường lại đang bất ngờ bị biến thành nhà đầu tư theo cách không mong muốn, chỉ vì tham vọng của các nhà phát hành thông qua tính năng NFT.

Biến người chơi thành nhà đầu tư một cách không mong muốn, làn sóng game NFT vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng game thủ - Ảnh 1.

Theo đó, mới đây thôi, Square Enix – cha đẻ của nhiều siêu phẩm đình đám trong đó không thể bỏ qua Final Fantasy vừa vấp phải một làn sóng phản đối, tẩy chay mạnh mẽ từ phía cộng đồng game thủ. Cụ thể, hàng nghìn game thủ của tựa game Kingom Heart – trò chơi do Square Enix sản xuất đã lên các diễn đàn, mạng xã hội như Twitter, Reddit để phản đối việc hãng này đang cố gắng lên kế hoạch tích hợp các dự án NFT vào trong game của mình bằng cách gắn mã NFT vào các vật phẩm trong game. Theo lời của số đông game thủ thì điều này không hề làm game hay hơn, tăng trải nghiệm cho người dùng mà chỉ có một mục đích duy nhất, móc ví game thủ mà thôi.

Không thể phủ nhận rằng một năm qua, cơn sốt NFT đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng có lẽ chẳng đâu tạo ra nhiều mâu thuẫn, hiềm khích như trong lĩnh vực gaming. Trên thực tế, với những tựa game NFT thuần như Axie Infinity, mọi thứ rất đơn giản. Bạn thích làm nhà đầu tư và game thủ song hành, tới với Axie. Thế nhưng, chính vì sự thành công “quá đà” của tựa game này lại khiến các NPH game nảy ra ý định tích hợp tính năng NFT vào các tựa game truyền thống, thay vì tạo ra một dự án NFT riêng biệt.

Chính điều này mới là thứ tạo ra các mâu thuẫn. Nên nhớ, ở các tựa game truyền thống, đa số game thủ đều không hề đặt nặng yếu tố Play to Earn, mà chỉ đơn thuần muốn trải nghiệm, tìm cảm giác giải trí, vui vẻ bên bạn bè. Và việc bị biến thành các nhà đầu tư bất đắc dĩ một cách không mong muốn chắc chắn chẳng thể khiến họ thoải mái.

Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.

Exit mobile version