Site icon redbattleflyer.com

“Cạn duyên” với nghiệp tuyển thủ, cơ hội nào cho anh em đam mê Esports? (P1)

Sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của Thể thao Điện tử (Esports) trong thời gian qua là điều dễ thấy và không cần phải chứng minh gì thêm. Trong đó, nhờ việc tham gia các giải đấu, những game thủ chuyên nghiệp được biết đến rộng rãi, thậm chí độ nổi tiếng chẳng kém gì những KOL lâu năm trong các lĩnh vực khác: ca sĩ, diễn viên… Họ kiếm được thu nhập cao đáng kể từ tiền lương và tiền thưởng giải đấu. 

“Cạn duyên” với nghiệp tuyển thủ, cơ hội nào cho anh em đam mê Esports? (P1) - Ảnh 1.

Tuyển thủ là vị trí cần những kỹ năng và thao tác đòi hỏi kiến thức nhất định về việc sử dụng các thiết bị công nghệ nên đa phần những người tham gia là giới trẻ.

Từ đó, nghề nghiệp này bắt đầu mở ra cơ hội cho những người có kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên, nếu chưa có duyên với nghiệp tuyển thủ vẫn còn nhiều cơ hội công việc trong ngành công nghiệp Esports đang phát triển này nếu người trẻ muốn theo đuổi sự nghiệp về lâu về dài.

Huấn luyện viên

Vai trò của huấn luyện viên trong Esports cũng giống như trong các môn thể thao đồng đội truyền thống là đào tạo các thành viên của đội. Mục tiêu là xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm và phát triển những thế mạnh trong họ.

Ngoài ra, huấn luyện viên phải đảm bảo rằng đội chiến thắng càng nhiều giải đấu càng tốt. Để làm được điều này đòi hỏi huấn luyện viên phải phân tích các đối thủ và lên chiến lược để đạt được chiến thắng cho đội. 

Mặc dù không có bằng cấp cụ thể nào cho vai trò này, nhưng HLV cần có kiến thức chuyên sâu và khả năng truyền đạt kiến thức này cho các tuyển thủ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất cần thiết với người này.

Quản lý

Một số game thủ chuyên nghiệp cần người quản lý để hỗ trợ sắp xếp công việc và đàm phán hợp đồng cũng như thỏa thuận tài trợ cho các dự án. Người quản lý sẽ đại diện cho game thủ và đảm bảo các điều khoản là vì lợi ích tốt nhất do đó cần phải có kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và có nhiều mối quan hệ trong ngành.

Tổ chức sự kiện

Người tổ chức sự kiện có trách nhiệm tổ chức các sự kiện và giải đấu. Để làm tốt loại công việc này đòi hỏi kỹ năng tổ chức tốt và khả năng đa nhiệm. Đặc biệt, đối với những người tổ chức sự kiện offline, kinh nghiệm tác nghiệp thực tế và sức khỏe là những yếu tố hàng đầu.

Truyền thông

Ngành Esports cần các vị trí về quan hệ công chúng (PR) để giúp quảng bá và gia tăng lượng người hâm mộ đồng thời quản lý thông tin trước khi đến với công chúng. Một người muốn hoạt động ở vai trò này cần có một nền tảng kiến thức chuyên môn chính quy.

Như vậy, có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp cho người trẻ ở ngành này là không hề ít, miễn là đủ đam mê và tìm ra hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.

Exit mobile version