Site icon redbattleflyer.com

Chiếc kính này có thể ngăn chặn và đảo ngược chứng cận thị

Cận thị là tật khúc xạ vô cùng phổ biến và đem lại nhiều bất lợi cho người mắc. Họ thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần, và khó khăn khi nhìn mọi vật ở xa. Mặc dù có những lựa chọn hỗ trợ bỏ như phẫu thuật laser, nhưng phần lớn mọi người đều cam chịu cuộc sống với đôi kính đeo trên mặt.

Một nghiên cứu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản vào năm 2009 cho thấy khoảng 25% học sinh lớp một có thị lực kém, và con số lên tới 50% ở học sinh lớp sáu.

 Chiếc kính này có thể ngăn chặn và đảo ngược chứng cận thị - Ảnh 1.

Nhưng giờ đây, lời hứa hẹn về một điều gì đó tốt đẹp hơn đã xuất hiện ở Nhật Bản. Một công ty tên là Kubota Pharmaceutical đã đưa ra thị trường những chiếc kính được thiết kế đặc biệt, được cho là có thể đảo ngược tác động của bệnh cận thị.

Về cơ bản, dạng cận thị phổ biến nhất được gọi là cận thị trục, tức là khi nhãn cầu của người bệnh bị thu nhỏ lại thành hình bầu dục hơn theo chiều dọc, do tập trung nhìn quá nhiều vào những thứ ở gần. Đương nhiên, khi một người mất khả năng nhìn xa, họ sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng nhìn gần, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Những gì mà chiếc kính mang tên Kubota Glass làm là chiếu một phần ánh sáng rất nhỏ vào võng mạc của người đeo, để mô phỏng hiện tượng nhòe trong khoảng cách ngắn. Điều này buộc họ phải nhìn xa hơn về phía trước và làm như vậy sẽ tạo áp lực đảo ngược sự biến dạng trục của nhãn cầu. Đây được gọi là công nghệ “kích thích chủ động”. Nó giống như cách một số người đã báo cáo về khả năng cải thiện tầm nhìn của họ sau khi sử dụng kính VR, nhưng theo một cách tinh tế hơn nhiều.

Các thử nghiệm dài hạn vẫn đang được yêu cầu để đánh giá chi tiết mức độ hiệu quả của Kubota Glass, nhưng các nghiên cứu tính đến nay đã cho thấy rằng chúng ít nhất có hiệu quả trong việc hạn chế sự tiến triển của cận thị.

Và điều đó đã đủ để Kubota Glass được chấp thuận là một thiết bị y tế ở Đài Loan và Mỹ. Kubota Pharmaceutical dường như cũng rất tin tưởng vào nó, đến nỗi công ty đang tính phí tới 770.000 yên (khoảng 5.700 USD) cho một cặp kính. Con số này có lẽ là quá cao để nhiều người có cơ hội tham gia điều trị, đặc biệt là khi hiệu quả của nó chưa quá rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không khiến nhà sản xuất chùn chân, bởi sản phẩm dù được bán ra với số lượng khá hạn chế nhưng rất đắt khách. Và cuối cùng, một đợt bán thử để đánh giá nhu cầu thị trường sắp được thực hiện tại quê nhà Nhật Bản, với chỉ 20 cặp kính được tung ra.

Tuy nhiên, nhiều người hy vọng rằng nó sẽ trở thành một công cụ cần thiết trong cuộc chiến chống lại tật cận thị đang ngày càng phổ biến. Theo nghiên cứu, cận thị là một vấn đề đang gia tăng nhanh chóng, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một nửa dân số toàn cầu vào năm 2050. Bởi việc xem các trò chơi điện tử, TikTok… trên màn hình di động là điều đặc biệt phổ biến ở các thế hệ trẻ hiện nay.

Tham khảo Soranews

Exit mobile version