Site icon redbattleflyer.com

Game NFT bị cho là bước “thụt lùi” của ngành công nghiệp game, đưa hàng loạt studio về thời kỳ “hút máu” game thủ

Trong năm qua, NFT và các tựa game NFT đang dần trở nên phổ biến. Thậm chí, dưới góc độ của nhiều phương tiện truyền thông, đây còn được coi là một sự tiến hóa tự nhiên, mang tới những ích lợi to lớn cho ngành công nghiệp game với những giải pháp cho an ninh mạng, tránh vi phạm bản quyền và trên hết, biến các vật phẩm trở thành những tác phẩm độc quyền, riêng lẻ. Thế nhưng, câu chuyện liệu NFT có phải là câu trả lời hoàn hảo ở thời điểm hiện tại hay không vẫn đang phải nhận rất nhiều những ý kiến trái chiều.

Game NFT bị cho là bước thụt lùi của ngành công nghiệp game, đưa hàng loạt studio về thời kỳ hút máu game thủ - Ảnh 1.

Cụ thể, theo ý kiến của nhiều game thủ, các tựa game NFT, hoặc tích hợp yếu tố NFT ở thời điểm hiện tại đang “gây hại” nhiều hơn là lợi ích cho game thủ. Chưa bàn tới vấn đề vĩ mô như tiêu tốn điện năng, gây ảnh hưởng môi trường, chỉ riêng việc “phá giá” của NFT trong game có thể mang tới nhiều ý kiến tiêu cực rồi. Hãy lấy một ví dụ đơn giản, các tựa game giờ đây đa số đều sẽ có những “khung giá” nhất định khi xuất hiện trên cửa hàng. Đó có thể là 59.99$ hoặc cao hơn như nhiều siêu phẩm bom tấn, Elden Ring hay Lost Ark. Với phân khúc nhỏ hơn, mức giá để sở hữu một tựa game của người chơi cũng thường rơi vào khoảng 15-30$ – những con số gần như đã trở thành mặc định.

Và mặc dù NFT luôn được giới thiệu là một trong những tính năng “không bắt buộc”, không ảnh hưởng quá nhiều tới trải nghiệm của người chơi, thế nhưng, nó vẫn phần nào làm “đội giá” thêm và chắc chắn, mang đậm tính chất “hút máu” game thủ – điều mà có lẽ chẳng ai mong muốn. Và việc coi các vật phẩm NFT độc quyền chẳng mang tính xây dựng cộng đồng mà còn gây phiền nhiễu. Deadby Daylight 2, hay Ubisoft – những sản phẩm lớn và cả các studio tên tuổi đều đã thất bại trong việc khiến các game thủ chấp nhận NFT – đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự bài xích của người chơi ở thời điểm hiện tại.

Thêm một yếu tố nữa, chỉ cần nhìn vào sự dè dặt của đa số các ông lớn trong ngành game khi nhắc tới NFT là đủ hiểu. Nếu như Steam cấm hoàn toàn thì một số ông lớn như Microsoft, Konami đều tương đối dè đặt, không khẳng định nhưng cũng chẳng dám quá công khai về việc đầu tư cho các dự án game NFT hay tích hợp tính năng NFT vào thời điểm này.

Việc game NFT có phải là sự tiến hóa tự nhiên hay không thì chẳng ai dám khẳng định, nhưng chắc chắn, trong mắt các game thủ, đây xứng đáng được coi là sự “thụt lùi” đáng kể, về lại giai đoạn mà các NPH đua nhau hút máu game thủ thì đúng hơn.

Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.

Exit mobile version