Site icon redbattleflyer.com

Một số điều thú vị tại kỳ Masters 2 Copenhagen có thể bạn chưa biết

Masters 2 Copenhagen đã kết thúc cùng với rất nhiều đặc biệt dành cho sự kiện quốc OnLan đúng nghĩa đầu tiên của Valorant.

Valorant Masters 2 Copenhagen đã kết thúc với một kết quả thực sự đáng tiếc dành cho khu vực APAC của chúng ta khi Paper Rex chỉ cần một chút bản lĩnh và cái đầu lạnh nữa thôi là đã có thể lên ngôi vô địch. Tuy nhiên, vị trí á quân là một thành tích không còn gì để nuối tiếc với nhưng ngôi sao mới chỉ 18 tuổi của Khủng Long Giấy. Cả APAC và châu Á tự hào về màn trình diễn và thành tích các bạn đạt được. Trước khi đến với những thông tin về các vòng đấu LCQ và giải đấu Valorant Champions sắp tới, chúng ta cùng điểm qua một số thông tin thú vị về Masters 2 nhé.

VCS 2022 CÓ NÊN DỪNG "ĐÁNH ĐIÊN ĐÁNH KHÙNG" ĐỂ CHƠI SÒNG PHẲNG VỚI LCK và LPL?

Khu vực APAC lần đầu có đại diện góp mặt trong trận chung kết, EMEA trở lại mạnh mẽ

Như chúng ta đã biết, Paper Rex là đội tuyển đầu tiên của khu vực APAC góp mặt trong trận chung kết một kỳ Valorant Masters. Paper Rex còn đường đường chính chính tiến vào trận chung kết từ nhánh thắng như một lời khẳng định về sức mạnh của khu vực APAC và châu Á tại tựa game Valorant, đồng thời mở ra cơ hội cho khu vực của chúng ta phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Masters 2 Copenhagen cũng đánh dấu sự trở lại của khu vực EMEA với 2 đại diện trong top 4 là Fnatic và đương kim vô địch FPX. Trước đó tại Masters 1, các đội tuyển tại EMEA bao gồm G2, Liquid… đều dừng chân ngoài top 4 để các đội tuyển không mấy nổi bật như OpTic, LOUD, ZETA và Paper Rex nắm giữ 4 vị trí dẫn đầu. Một sự khẳng định trở lại của khu vực FPS số 1 thế giới.

Sự biến mất của Sova và Jett

Ở mặt trận đặc vụ chúng ta có thể thấy Sova và Jett gần như biến mất hoàn toàn, chỉ một số tuyển thủ thực sự xuất sắc và tự tin vào kỹ năng của mình với dám sử dụng 2 đặc vụ kể trên. Những điểm làm nên tên tuổi của Jett và Sova đã bị nerf đến mức thảm hại, chẳng một ai muốn sử dụng. Ngoài ra có rất nhiều đặc vụ mạnh mẽ hơn nhiều mà cũng có thể đảm nhận nhiệm vụ của hai đặc vụ trên, thậm chí là vượt trội hoàn toàn.

Ví dụ như Raze hoàn toàn có thể tạo đột biến và tank vào site mạnh mẽ không kém gì Jett mà còn có thêm khả năng kiểm soát map và chiếm vị trí tốt từ lựu đạn. Sự xuất hiện của Fade cũng làm Sova trở nên đần đi trông thấy dù không thể kiểm soát chặt chẽ và hoa mỹ như anh chàng cung thủ. Cùng với đó, Fade còn sở hữu khả năng mở giao tranh mà bất cứ đội hình nào cũng cần và có thể sử dụng tại nhiều map đấu khác nhau. Một sự đa dụng đến khó tin từ một đặc vụ không được đánh giá quá cao tại thời điểm ra mắt.

Ngoài ra, có một điều rất thú vị mà rất nhiều tuyển thủ xuất sắc công nhận đó chính là meta của Masters 2 là không có meta. Tùy thuộc vào từng đội tuyển và phong cách chơi, họ sẽ làm nó thực sự hiệu quả nếu tập luyện và nghiên cứu đối thủ đủ nhiều. Như khu vực EMEA sẽ thi đấu chuẩn chỉ, kê đẩy chắc chắn trong khi Paper Rex thường có những bài đẩy vào site với đội hình 2 duelist hay DRX với lối bắn full Phantom mặc dù giải đấu có tới 70% tuyển thủ chỉ sử dụng Vandal. Rất nhiều chiến thuật dị và thú vị được triển khai xuyên suốt giải đấu khiến khán giả thực sự mãn nhãn.

Thành công trong giải đấu OnLan đầu tiên đúng nghĩa

Masters 2 Copenhagen là giải đấu Valorant quốc tế đầu tiên được tổ chức OnLan một cách đúng nghĩa khi có sự góp mặt của đông đảo khán giả. Những tấm vé đã được bán khá nhanh chóng, sự cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả tại Copenhagen cũng là một điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong sự kiện quốc tế OnLan đầu tiên này. Một thông tin thú vị khác được Riot Games tiết lộ chính là khán giả tại Copenhagen có tới 30% là nữ, một con số thật sự khó tin.

Thành công tại mặt trận OnLan, các kênh theo dõi Online của giải đấu cũng có những thành tích đáng nể. Trong đó chắc chắn chúng ta phải kể đến lượng Peak Viewers – người xem cùng lúc trong top 5 lên tới trên 400.000 lượt. Đặc biệt phải kể đến trận chung kết giữ PRX và FPX với 5 map đấu căng thẳng thì lượng xem lớn nhất lên tới 786,185 lượt theo dõi trực tiếp. Một con số thực sự lớn đối với một giải đấu chưa phải là cấp độ chung kết thế giới của một tựa game esports còn khá trẻ như Valorant. Tuy nhiên vẫn còn cách khá xa so với những giải đấu lớn như CKTG, MSI của LMHT hay Major của CS:GO và TI của Dota 2 với con số trung bình trên 1 triệu.

Có thể bạn muốn xem thêm: Valorant: Paper Rex – đội tuyển lấy lại danh dự cho nền FPS châu Á

Một giải đấu OnLan thực sự đạt được thành công về nhiều mặt đến từ Riot Games, một bước đệm hoàn hảo cho Valorant Esports và VCT trong thời gian tới. Khu vực APAC, châu Á của chúng ta cũng có được những thành tựu và nhận lại được sử tôn trọng của đối thủ trên bản đồ FPS thế giới. Hy vọng Valorant Champions sắp tới cũng đạt được những thành công to lớn như vậy và chúng ta sẽ vẫn tiếp tục đặt chọn niềm tin vào Paper Rex. 

Exit mobile version