Site icon redbattleflyer.com

Những điều gì thú vị diễn ra tại MSI 2022, giải đấu quốc tế phải có VCS?

MSI 2022 đã đem tới cảm xúc trong ngày trở lại dành cho người hâm mộ VCS và cả những drama, những cuộc tranh cãi không hồi kết.

Vòng Bảng MSI 2022 đã chính thức khép lại với 6 đội tuyển sẽ tiếp tục thi đấu tại Vòng Hỗn Chiến sẽ diễn ra vào ngày 20/05 tới. Giải đấu quốc tế đầu tiên trong năm đã có rất nhiều điều đặc biệt xảy ra, kể từ thời điểm các giải đấu quốc nội kết đến thời điểm hiện tại. Vậy những điều thú vị đó là gì, chúng ta hãy cũng tìm hiểu nhé.

Update LMHT: BeanJ muốn cốc đầu Jankos, Bel’Veth sẽ tái tạo lại Runeterra, Nữ game thủ Thái Lan hot

Giải đấu quốc tế cần khu vực VCS

MSI 2022 đánh dấu sự trở lại của khu vực VCS tại giải đấu LMHT quốc tế sau hơn 2 năm vắng bóng vì dịch bệnh. SGB dù chỉ là á quân tại VCS Mùa Xuân 2022 nhưng đã đem lại làn gió tưởng cũ mà mới đến với Bảng A khiến MSI 2022 thêm phần hấp dẫn. 

Giải đấu quốc tế cần khu vực VCS

Về sức mạnh, SGB đem tới một đội hình trẻ, rất trẻ với độ tuổi trung bình tuyển thủ chỉ hơn 18 nhưng sức mạnh của một tập thể được đào tạo bài bản là không thể xem thường. Hai lần hạ gục DFM và tấm vé top 6 đã chứng minh điều đó. Nguyễn “Shogun” Văn Huy – xạ thủ của đội là tuyển thủ được chú ý rất nhiều khi liên tục tỏa sáng giúp SGB dành được những chiến thắng quan trọng và bước tiếp. Trong cuộc đối đầu trực tiếp, Shogun cũng cho Lee ‘Gumayusi’ Min-hyeong “hiểu vấn đề” khi liên tục có những tình huống chủ động 2vs2 và dành thắng lợi. Dù không thể có chiến thắng chung cuộc trước T1 nhưng đó là một điểm sáng của đội tuyển đại diện cho khu vực VCS của chúng ta.

SGB vẫn thể hiện được sự hổ báo trong lối chơi và giao tranh liên tục của khu vực VCS. Những trận đấu cũng vì thế hấp dẫn hơn khiến người xem không thể rời mắt. Biểu hiện cho việc này chính là thông số theo dõi trực tiếp của 4 đội tuyển tại Bảng A là lớn nhất sau khi vòng bảng kết thúc.

Lượng xem trung bình tại MSI 2022, 4 đội tuyển Bảng A đứng đầu

Đừng ghét RNG chỉ vì hoàn cảnh của họ

RNG – đại diện cho khu vực LPL đã quyết định không di chuyển đến Busan Hàn Quốc để thi đấu MSI 2022 vì dịch bệnh tại Trung Quốc đang chuyển biến phức tạp. Thay vào đó, họ được Riot Games cho phép thi đấu online tại gaming house với mức ping ngang bằng với các đội tuyển khác đang thi đấu tại Busan là 35 ms.

Tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm đẹp, nhưng không, quá nhiều vấn đề xảy ra mà Riot Games cũng không thể kiểm soát được. Từ chênh lệch ping đến cáo buộc gian lận rồi đủ các thứ chuyện chê trách, sỉ nhục, thái độ phân biệt đến từ người hâm mộ. Mọi thứ còn được đẩy lên cao trào khi meme “22 ping” được người hâm mộ Trung Quốc sử dụng để chế giễu sự công bằng trong thi đấu.

Vấn đề rắc rối xung quanh RNG

Tuy nhiên, đây là biện pháp tốt nhất mà Riot Games có thể hỗ trợ các tuyển thủ RNG trong thời điểm hiện tại. Chúng ta cũng không nên ghét RNG chỉ vì hoàn cảnh của họ mà gây ra rắc rối như vậy vì họ cũng đang chịu cảnh giống như chúng ta hơn nửa năm trước đây, đường phố không một bóng người và tất cả không thể di chuyển ra khỏi nhà. Đến VCS Mùa Hè cũng bị hủy bỏ và việc RNG được tham tham dự các giải đấu quốc tế như MSI 2022 là một điều không tưởng rồi. CEO Ocelote của G2 cũng vậy, anh cũng bày tỏ sự cảm thông với RNG và Riot Games đã hỗ trợ hết mình để đại diện đến từ khu vực LPL có thể tham dự và đảm bảo tính cạnh tranh cho giải đấu. 

Có thể bạn muốn xem thêm: Cộng đồng bức xúc vì lịch thi đấu Vòng Hỗn Chiến MSI 2022, nghi ngờ RNG lại được thiên vị

Hiện tại, RNG tiếp tục vướng vào một vụ lùm xùm khác về lịch thi đấu tại Vòng Hỗn Chiến khi Riot Games không xếp RNG thi đấu trận 1 + 6 trong bất kỳ ngày thi đấu nào còn G2, T1 và EG đều có khiến tiếng xấu về RNG một lần nữa lan rộng, cộng đồng tranh cãi.

Lịch thi đấu của RNG lại đang là chủ đề tranh cãi

Các thông số thú vị
Về kết quả vòng bảng, không có quá nhiều bất ngờ khi 3 đội tuyển pool 1 bao gồm: T1, RNG và G2 có chuỗi trận toàn thắng và 3 đội tuyển pool 2 là EG, SGB và PCS sở hữu 3 tấm vé còn lại tại vòng Hỗn Chiến.

Thông số quan trọng Vòng Bảng MSI 2022:

  • Trận đấu có time ngắn nhất: RED – RNG (20 phút 33 giây)
  • Trận đấu có time dài nhất: EG – G2 (39 phút 18 giây)
  • Trận đấu có nhiều điểm hạ gục nhất: SGB – DFM (62)
  • Top KDA: G2 Flakked (16.8)
  • Top CSM: EG Danny  (9.5)
  • Tuyển thủ có nhiều Kill trong 1 trận đấu: DFM Steal (16)
  • Top GPM: Gala 500 GPM mỗi phút
  • Top Solo Kill: Xiaohu 11 Kill
  • Top đội tuyển có time thi đấu kết thúc sớm nhất: T1 (23 phút 11 giây)
  • G2 là đội tuyển có tỉ lệ đạt 100% chiến công đầu
  • Lucian là vị tướng có tỉ lệ thắng 100%
  • Đội hình tướng tiêu biểu sau vòng bảng MSI 2022:

+ Top: Gwen

+ Jung: Wukong

+ Mid: Ahri

+ Bot: Lucian

+ Sup: Nami

  • Đội hình tuyển thủ tiêu biểu sau vòng bảng MSI 2022: (thông số)

+ Top: Zeus

+ Jung: Inspired

+ Mid: caPs

+ Bot: Shogun

+ Sup: Keria

  • Hai tuyển thủ sử dụng tất cả vị tướng khác nhau và đạt 100% tỷ lệ thắng bao gồm: G2 caPs (8) và T1 Gumayusi (6). 
  • Một tuyển thủ cũng sử dụng tất cả các vị tướng khác nhau nhưng không có chiến thắng nào: ORD Puma với 8 vị tướng xạ thủ khác nhau, tỷ lệ thắng 0%.
Exit mobile version