Site icon redbattleflyer.com

Quản lý “nuôi” streamer như “gà”: Từ giải quyết nhu cầu sinh lý đến quảng cáo game lậu 18+ để kiếm tiền mọi giá

Mới đây, một trong những sự việc gây chấn động cộng đồng game thủ đó là hàng loạt các streamer nổi tiếng của làng game Việt cùng đứng lên tố cáo một “người anh thân thiết”, được cho là CEO của một tổ chức Esports nổi tiếng hiện nay. Từ gạ gẫm, bắt “uống bia đến loét cả bao tử, bắt tiếp các anh lớn có thể nâng đỡ, hợp tác.” Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đệm đầu tiên cho hàng loạt những lần “bay lak” sau này.

Quản lý “nuôi” streamer như “gà”: Từ giải quyết nhu cầu sinh lý đến quảng cáo game 18+ để kiếm tiền mọi giá - Ảnh 1.

Có thể thấy, hiếm có khi nào mà các streamer cùng đứng lên để tố cáo cựu quản lý của mình như vậy. Không khó để nhận ra, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm của nghề streamer nói riêng hay của các công ty đào tạo streamer nói chung. Hẳn nhiều người vẫn chưa quên CEO của một tổ chức Esports đang gây chấn động dư luận với “quote” nổi tiếng: “Nhưng nếu đã lỡ yêu rồi, đối với streamer thì không được công khai và sẽ ngồi xuống nói chuyện với các bạn để hạn chế những rủi ro. Tất nhiên là việc cấm yêu sẽ không ràng buộc trong hợp đồng. Bởi lẽ việc tình cảm yêu đương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc và sự nghiệp của streamer. Nói vui, nếu thiếu thốn tình cảm thì có thể nói với anh, anh có thể giúp tư vấn, giải quyết vấn đề tâm sinh lý được nhưng không phải là yêu”.


Không rõ “anh giúp tư vấn và giải quyết vấn đề tâm sinh lý” ở đây là gì hay bao gồm cả yếu tố gạ gẫm mà nhiều streamer đồng loạt lên tiếng thời gian vừa qua. Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, không ít các streamer hiện tại được “nuôi” như gà của một vài công ty đào tạo và cả của các vị CEO này.

Việc chia sẻ lợi nhuận, thậm chí là cố gắng kiếm tiền và chia phần trăm cho công ty quản lý vốn không có gì là khó hiểu. Từ tiền trả về của các nền tảng như Facebook, Nimo… cho đến donate livestream hoặc ngay cả các hợp đồng quảng cáo sử dụng hình ảnh của streamer, đương nhiên họ sẽ không được hưởng 100% mà sẽ phải “cắt phế” cho công ty như một hành động ràng buộc trong hợp đồng của đơn vị quản lý.

Trong đó, không ít các streamer đã thực hiện những hợp đồng quảng cáo, thậm chí làm đại sứ cho các tựa game lậu để tăng tối đa lợi nhuận và doanh thu trả về cho công ty quản lý trực tiếp của mình. Các game lậu này, phần lớn không có giấy phép hoạt động tại thị trường Việt Nam và hành động quảng cáo này có hợp pháp hay không thì có lẽ chỉ các tựa game đó và công ty quản lý của streamer mới biết mà thôi. Được biết, tựa game được một nữ streamer làm đại sứ thương hiệu như hình ảnh phía trên có yêu cầu chỉ dành cho những người chơi từ 18 tuổi trở lên. Tại trang chủ của sản phẩm “18+” này không có ghi rõ giấy phép phát hành hợp pháp.

Suy cho cùng, làm streamer đương nhiên là có sự nổi tiếng, thu nhập trong mơ nhưng những mặt trái và mặt tối thì không phải ai cũng có thể hiểu được, chỉ đến khi sự việc vỡ lở ra thế này thì cộng đồng game thủ mới thấm thía: không có thứ gì chỉ toàn một màu hồng mộng mơ đâu.

/?s=quan-ly-nuoi-streamer-nhu-ga-tu-giai-quyet-nhu-cau-sinh-ly-cho-den-quang-cao-game-lau-de-kiem-tien-moi-gia-20220421234313179.chn

Exit mobile version