Sinh ra trong một khu ổ chuột lớn, gia đình nghèo khó, anh chàng Brian Diang’s được giới game thủ biết đến với cái tên Beast phải đối mặt với sự “ồn ào” của một người cha nghiện rượu, bạo hành vợ con, chính bởi thế Brian tìm đến các trò chơi và thể thao điện tử để vơi bớt đi thực tại đau khổ: “Từ khi mới 9 tuổi thì việc chơi game là lối thoát duy nhất của tôi”, chàng trai 28 tuổi nói với phóng viên AFP khi nhớ lại thời thơ ấu của mình.
Anh vấp phải những phẫn nộ từ mẹ của mình: “Mẹ tôi thường đánh tôi mỗi khi bà bắt gặp tôi trong phòng chơi game”.
Dẫu vậy Beast vẫn bền bỉ theo đuổi sở thích, để rồi đến một ngày, anh quyết tâm tham gia các giải đấu và thể hiện sự xuất sắc của mình. Anh bắt đầu thu về những khoản tiền béo bở, trung bình mỗi tháng kiếm được 400 Euro (gần 10 triệu đồng), đó là con số ấn tượng khi mà ở địa phương của anh, thanh niên thất nghiệp vẫn là một vấn đề lớn.
Nhớ lại thời điểm mọi chuyện thay đổi, Beast kể: “Năm 2013, tôi xem các video trên YouTube về giải đấu Mortal Kombat – một trò chơi mà tôi thường chơi khi rảnh rỗi. Đăng ký tham gia và giành chiến thắng, tôi được trả tới 5.000 đô la (gần 120 triệu đồng)”.
Nắm bắt được cơ hội của mình, anh chàng tuyển thủ 28 tuổi cố gắng tạo chỗ đứng cho mình trong ngành công nghiệp Thể thao Điện tử. Brian Diang’a hiện đang là cố vấn cho các game thủ trẻ ở Kibera đồng thời tổ chức nhiều giải đấu trên khắp đất nước Kenya với hy vọng sẽ thấy các trò chơi điện tử “bùng nổ ở châu Phi”.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc lĩnh vực này đối mặt với những trở ngại lớn nhất định: tốc độ internet chậm và chênh lệch thời gian với các đối tác nước ngoài ở các nước phát triển – nơi có phần lớn các máy chủ.
/?s=cai-thien-doi-song-nho-the-thao-dien-tu-nam-game-thu-lam-co-van-nuoi-hy-vong-thuc-day-nen-esports-2022052620434942.chn