Anh chàng game thủ này có lẽ sẽ phải rất hối hận với một pha click chuột nhầm của mình.
Mỗi sai lầm trong cuộc đời chúng ta đều phải đánh đổi bằng việc đánh mất đi một thứ gì đấy, và thường thì, đa số các bài học đều sẽ phải trả giá bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền như trường hợp của anh chàng game thủ Dino Dealer dưới đây, người đang khóc ròng vì thiệt hại mất hơn 1 triệu USD (khoảng gần 24 tỷ VND) chỉ vì một pha miss click chuột.
Theo đó, vốn là một nhà sưu tầm NFT nổi tiếng, Dino Dealer vốn đã rất nổi tiếng với những thương vụ siêu lợi nhuận thông qua việc giao dịch các vật phẩm NFT của mình. Thế nhưng, dù dày dạn kinh nghiệm như vậy, anh chàng này vẫn có đôi lúc ngớ ngẩn. Điển hình là mới đây, khi Dino Dealer định rao bán một chiếc NFT mang tên EtherRock với giá 444 ETH (khoảng 1,2 triệu USD), Dino đã miss click chuột và đặt nhầm giá 444 wei (chưa tới 1 cent). Rất nhanh, anh chàng này cũng đã nhận ra sai lầm của mình nhưng đồng thời, cũng nhanh không kém, một bot “săn sale” đã kịp thời chốt đơn. Và tất nhiên, tốc độ phản ứng của Dino chẳng thể nào nhanh bằng bot rồi.
Vật phẩm NFT và dòng trạng thái đầy cay đắng của Dino
Tất nhiên, kể từ khi các vật phẩm NFT nở rộ, luôn có những con bot được lập trình sẵn chực chờ trên các NFT marketplace như OpenSea, tìm cách tận dụng những sai lầm ngớ ngẩn này của nhà đầu tư và Dino Dealer đã trở thành nạn nhân mới nhất. Anh chàng game thủ này sau đó cũng đã cố gắng liên hệ với chủ sở hữu bot để lấy lại vật phẩm, cũng như kêu gọi sự ủng hộ từ phía cộng đồng mạng. Thế nhưng điều này dường như có phần hơi vô nghĩa thì phải. Sai lầm nào cũng phải trả giá, và với Dino Dealer, anh chàng phải trả giá bằng rất nhiều tiền.
Dù vậy, vẫn còn một số người tốt bụng gửi tặng một số NFT rock có giá trị thấp hơn như động thái làm nguôi ngoai phần nào sự mất mát của anh chàng này. Ngoài ra, một số người cũng gửi cho anh chàng một địa chỉ email được cho là của đội ngũ Ethereum, những người có thể giúp anh lấy lại tiền. Nhưng có lẽ, Dino nên lãng quên vật phẩm NFT này của mình dần đi thôi.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.