Hoạt hình Nhật Bản luôn được khen ngợi nhờ nội dung và hình ảnh sáng tạo, vượt xa trí tưởng tượng thông thường và dẫn khán giả vào một chiều không gian khác. Bởi vậy, thật không dễ dàng để chuyển thể anime một cách chân thực. Và sự thật là có rất nhiều bộ phim live-action đã thất bại ê chề khi cố gắng chuyển thể anime thành phiên bản người đóng.
Không chỉ nội dung mà tạo hình của nhân vật chính ở bản live-action cũng bị chê bai.
Nội dung tóm tắt
1. Death Note
Death Note được biết đến là một trong những anime hay nhất thế giới. Từ kịch bản đến nhân vật đều hoành tráng quá trời mà phiên bản live-action của Netflix phá tan hết.
Phim không chỉ chuyển bối cảnh từ Nhật Bản sang Hoa Kỳ mà còn gây phẫn nộ bởi lối xây dựng nhân vật. Chẳng hạn nhân vật Light Nagami, người Nhật Bản đã bị đổi thành Light Turner người da trắng.
Tạo hình của nhân vật chính Death Note phiên bản người đóng không được lòng người xem
2. Ghost In The Shell
Anime Ghost In The Shell từng mang lại nhiều cảm xúc tuyệt vời. Ngoài việc miêu tả thế giới tương lai trừu tượng thì phim còn lôi cuốn người xem bởi nền tảng khoa học viễn tưởng sâu sắc.
Thế nhưng phiên bản live-action của Hollywood lại chỉ là một mớ hỗn độn khiến fan ngán ngẩm. Nhất là khi nữ chính bị “tẩy trắng màu da” thành người phương Tây, nên dù có ngôi sao Scarlett Johansson góp mặt thì Ghost In The Shell vẫn thất bại cùng cực.
Tạo hình của nữ chính khiến fan không hài lòng
Nhan sắc và độ nổi tiếng của Scarlett Johansson cũng chẳng thế vớt vát thất bại của Ghost In The Shell
3. Dragon Ball Evolution
Dragonball Evolution thực sự là một thảm họa khi biến Goku – nhân vật chính anh hùng trong bộ Dragon Ball kinh điển thành một học sinh trung học tầm thường, thiếu đi hẳn mối liên hệ với nguồn gốc Saiyan mạnh mẽ. Sai lầm lớn nhất là nhà sản xuất đã chọn nam chính gốc Âu, Justin Chatwin để thể hiện cho bộ anime kinh điển nhất Châu Á.
Đây là Goku phiên bản người đóng
Bên cạnh đó là hiệu ứng CGI kém cỏi còn làm người xem không nhịn được cười khi kết hợp với nhiều lời thoại vô thưởng vô phạt.
Tạo hình của Goku không được lòng fan Bi Rồng
4. City Hunter
Bộ anime City Hunter từng làm mưa, làm gió thập niên 1990 và dẫn đầu xu hướng du nhập văn hóa Nhật Bản vào Hollywood.
Đáng tiếc, bản chuyển thể live-action của nó lại làm khán giả thất vọng vì kịch bản đậm chất hài, khác hẳn tinh thần võ quyền trong nguyên tác. Thêm nữa là chất lượng quay phim quá kém, làm cho cảnh hành động trở nên rối mắt.
Nhân vật chính Saeba Ryo không bị tẩy trắng nhưng lại bị “hài hóa”
/?s=tao-hinh-sieu-tham-hoa-pha-nat-nguyen-tac-cua-dan-nhan-vat-chinh-phim-live-action-chuyen-the-tu-anime-20220430223235659.chn