40 năm trước, một người phụ nữ Việt Nam đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp game

Không phải Samus Aran hay Lara Croft, nữ chính đầu tiên trong game trên console là Billie Sue, được một phụ nữ Việt Nam tạo ra gần 40 năm trước. Sau vài năm trời tìm kiếm, giờ đây người ta đã biết được bà là ai.

Lâu nay, khi nói tới nhân vật nữ chính đầu tiên của làng game, người ta thường nghĩ rằng đó là Samus Aran bởi cô nàng ra mắt vào năm 1986 và gây được tiếng vang lớn. Tuy nhiên điều này lại không chính xác: nếu không tính Ms. Pacman thì tựa game đầu tiên có nhân vật chính là nữ đã ra mắt vào năm 1982, và đặc biệt là nó được tạo ra bởi một người phụ nữ Việt Nam. Càng đặc biệt hơn nữa, việc tìm kiếm người phụ nữ này đã diễn ra trong vài năm qua, nhưng chỉ đến lúc này mới đem lại thành quả.

Mời các bạn tham gia cộng đồng game thủ S-Games trên Discord, sân chơi mới cho các game thủ có thể trao đổi về các tựa game hot trên thị trường, chia sẻ kinh nghiệm chơi game, bắt cặp leo rank và trò chuyện cùng nhau sôi nổi. Tại Discord S-Games, bạn còn được nhận các code độc quyền những tựa game mới nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Còn chờ gì nữa,

THAM GIA NGAY DISCORD S-GAMES!

Cuộc tìm kiếm vịt trời

Cụ thể, trò chơi mà chúng ta đang nhắc đến ở đây là Wabbit, một tựa game dành cho các hệ máy Atari được phát hành vào năm 1982. Trong trò chơi này, game thủ sẽ điều khiển cô bé Billie Sue bảo vệ vườn cà rốt của mình trước lũ thỏ háu ăn, phá phách. Lối chơi của game rất đơn giản, khi nhân vật chính đứng ở cạnh dưới màn hình và không ngững ném trứng thối vào lũ thỏ đang tàn phá vườn cà rốt phía trên.

Tác giả của tựa game đó là bà Van Mai, một người phụ nữ sinh ra tại Việt Nam và sau đó di cư sang Mỹ. Bà tự học lập trình và gia nhập vào studio Apollo, trình ra ý tưởng về tựa game nhắm đến trẻ em gái của mình và lập tức được “bật đèn xanh”. Trò chơi của bà được hoàn thành sau 6 tháng phát triển, nhưng thật đáng tiếc là ngay sau đó, Apollo cũng nộp đơn xin phá sản. Bà chuyển sang làm việc tại MicroGraphic Image để phát triển tựa game (không được phát hành) thuộc series Star Fox, và sự nghiệp làm game của bà chấm dứt tại đây.

Quá trình tìm kiếm bà Van Mai thực sự khá khúc chiết. Ban đầu, người ta tìm kiếm một người có tên là Ban Tran, theo lời kể lại của các đồng nghiệp của bà trong quá khứ. Tuy nhiên sau một thời gian dài không có kết quả, một bài viết kể về quá trình tìm kiếm bà được đăng tải trên Polygon, và họ kết luận rằng có lẽ các đồng nghiệp của bà đã nhớ sai tên. Bài viết này dẫn đến sự chú ý của Hiệp hội Lịch sử ngành game và một số cộng tác viên của hiệp hội quyết định vào cuộc.

Hình bìa của hộp trò chơi Wabbit, trong đó nữ chính Billie Sue ném trứng thối vào lũ thỏ.

Những nỗ lực mới này tiếp tục không mang lại kết quả, cho đến khi một thành viên trên server Discord của hiệp hội có nick SoH nghĩ ra sáng kiến: liên hệ với Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ tại Texas để xem lại các ghi chép về vụ phá sản của Apollo. Từ đây, họ tìm ra được hồ sơ của người Việt Nam là tác giả của game Wabbit, bởi bà là một trong số các nhân viên cần nộp đơn để nhận phần chia doanh thu từ tựa game mình đã làm ra cho Apollo. Lúc này họ mới phát hiện ra rằng quả thực cái tên “Ban Tran” mà Polygon có được ban đầu là trật lất. Tên thật của bà là Van Tran, nhưng nay đã đổi thành Van Mai theo họ của chồng.

Khi được Video Game History Foundation liên hệ, bà Van Mai hết sức bất ngờ vì mình đã rời khỏi ngành game gần 40 năm, và không hề nghĩ rằng có ai còn nhớ tới trò chơi đã 40 năm tuổi. Dù vậy, bà cũng cởi mở chia sẻ về sự nghiệp làm game ngắn ngủi nhưng thú vị của mình.

Sự nghiệp ngắn ngủi trong làng game

Kể về quá khứ của mình, bà Van Mai cho biết mình sinh ra tại Việt Nam, nhưng di cư sang Dallas, bang Texas, Mỹ và chỉ biết tới máy tính lần đầu khi tham gia các lớp học bổ túc ban đêm dạy cách sử dụng và lập trình máy tính. Vì cảm thấy thích thú khi sử dụng thiết bị mới mẻ này, bà nhận một công việc tại học khu Dallas Independent School District ngay sau khi kết thúc khóa học. Tại đây, Van Mai biết về khả năng xử lý hình ảnh và chuyển động của máy tính.

Khi học khu quyết định cắt giảm khóa học máy tính, bà Van Mai mất việc nhưng tình cờ nhìn thấy mẩu quảng cáo tuyển dụng của studio Apollo gần nhà. Bà quyết định nộp đơn ứng tuyển và dây là bước ngoặt đưa bà dến với làng game. Người phỏng vấn bà là ông Ed Salvo, một lập trình viên khác đang giữ vị trí trưởng nhóm phát triển phần mềm ở Apollo vào thời điểm đó.

Chiếc máy Atari 2600.

Dan Oliver, một cựu thành viên Apollo nói rằng khi nhìn thấy bà Van Mai, ông không nghĩ rằng bà là dạng “nerd” sẽ nộp đơn ứng tuyển vào một studio game như Apollo. Tuy nhiên bà đã nhanh chóng gây ấn tượng với đội ngũ tuyển dụng khi đưa ra ý tưởng cho một trò chơi mới ngay trong cuộc phỏng vấn. “Nó là một ý tưởng vượt thời đại 20 năm và quá nặng cho hệ máy Atari VCS,” Dan cho biết. Đáng tiếc là chính bản thân bà Van Mai cũng không nhớ gì về ý tưởng này, và Wabbit là một ý tưởng được nảy sinh sau đó khi bà đã được nhận vào Apollo.

Sau khi được tuyển dụng, khả năng sử dụng máy tính để làm hình ảnh và chuyển động mà bà học được trước đó thực sự giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển Wabbit. Trò chơi độc đáo ở nhiều chỗ, ngoài việc sử dụng một nhân vật nữ để nhắm tới trẻ em gái thì nó còn là một game tính điểm kiểu survival – bạn chỉ thua cuộc nếu lũ thỏ đạt 100 điểm, còn nếu bạn đạt 100 điểm thì điểm của lũ thỏ sẽ rơi xuống và giúp bạn có thể tiếp tục cuộc chơi.

Bà Van Mai (giữa) cùng mẹ mình (trái) vào khoảng năm 1982-1983, và bà hiện tại (phải).

Việc làm ra tựa game này cũng không dễ, bởi bà Van Mai phải cắt giảm bớt rất nhiều thứ cho phù hợp với dung lượng chỉ 4KB của băng VCS. Bà nói rằng ban đầu game thậm chí còn có cả tia sáng mặt trời nhấp nháy, nhưng cuối cùng nó bị cắt bỏ để nhường chỗ cho phần âm nhạc và điệu nhạc “Game Over”. Bù lại, nhân vật chính Billie Sue lại đầy màu sắc – trong khi các tựa game bình thường trên VCS chỉ có thể có 1 màu, Billie Sue lại có đến 5 màu nhờ một kỹ thuật thú vị được sử dụng.

“Tôi hết sức tự hào về bản thân mình. Trong các giới hạn của hệ máy VCS, tôi đã làm ra một tựa game như vậy chỉ với 4KB dung lượng,” bà Van Mai cho biết. Trò chơi được đem đi triển lãm ở Hội chợ bang Texas vào tháng 10/1982 trước khi được lên kệ sau đó vài ngày. Bà không rõ trò chơi của mình thành công đến mức nào, mà chỉ nhớ rằng cháu gái mình muốn mua game nhưng đã bán hết.

Star Fox trên hệ máy arcade.

Sau khi hoàn tất Wabbit, bà bắt tay vào phát triển một tựa game mới nhưng Apollo nộp đơn xin phá sản vào ngày 12/11/1982, khiến dự án mới chết non. Ba đồng nghiệp của bà thành lập một công ty mới gọi là MicroGraphic Image và bà gia nhập để thực hiện bản port cho Star Fox lên Atari 5200. Tuy nhiên trước khi trò chơi này hoàn thành, bà rời MicroGraphic Image để chuyển đến California. Tại đây, bà nhận một tấm bằng về khoa học máy tính và trở về Texas để làm việc trong vai trò một nhà phát triển cho Oracle. Cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của một người phụ nữ Việt Nam trong làng game chính thức kết thúc.

Lời kết

Hiện tại, bà Van Mai không còn làm việc liên quan đến lập trình, dù cũng có lúc nghĩ đến việc quay lại làng game. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, trò chơi đầu tiên (và cũng là duy nhất) mà bà làm ra đã được ghi vào lịch sử trong vai trò là tựa game đầu tiên trên console có nhân vật chính là nữ giới, phần nào mở đường cho những tựa game tương tự về sau.

 “Thực sự rất tuyệt vời,” bà Van Mai cho biết. “Tôi không thể nào tìm được một công việc khác như vậy. Bạn chỉ đến chỗ làm và chơi game một lát để tìm ý tưởng, sau đó ngồi lại bàn tán cùng đồng nghiệp, chia sẻ các quan điểm của mình. Điều đó rất vui.”

Danh sách PC Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS

Xem tất cả

9,540,000 đ

10,040,000 đ

12,990,000 đ

13,670,000 đ

45,990,000 đ

51,990,000 đ

26,620,000 đ

28,020,000 đ

22,490,000 đ

25,990,000 đ

23,730,000 đ

24,980,000 đ

20,990,000 đ

22,990,000 đ

13,400,000 đ

14,110,000 đ

22,080,000 đ

23,240,000 đ

18,670,000 đ

19,650,000 đ

18,650,000 đ

19,630,000 đ

17,010,000 đ

17,910,000 đ