Nội dung tóm tắt
1. Salvator Mundi của Leonardo da Vinci (450,3 triệu USD)
Bức họa “Đấng cứu thế” (Salvator Mundi) của danh họa Leonardo da Vinci bị thất lạc vào khoảng thế kỉ 18 vẽ lại cảnh chúa Jesus cầm trên tay một quả cầu thủy tinh. Sau khi được phát hiện và xác định nguồn gốc, bức tranh nhanh chóng tăng giá tới mốc hơn 450 triệu USD và trở thành tác phẩm duy nhất của da Vinci thuộc sở hữu của nhà sưu tầm tư nhân ẩn danh sau một cuộc bán đấu giá.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là bức tranh đắt giá nhất thế giới này lại vướng vào lùm xùm khi nhiều người cho rằng đây thực chất chỉ là một bức tranh giả bởi chi tiết quả cầu thủy tinh khá vô lý so về mặt quang học. Dù chưa ai có thể khẳng định được bức tranh này chính xác là thật hay giả nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó là hàng thật bất chấp mọi suy đoán tiêu cực.
Salvator Mundi của Leonardo da Vinci
2. Bức Nafea Faa Ipoipo? (When Will You Marry?) của Paul Gauguin và Interchange của Willem Kooning (300 triệu USD)
Bức họa “Nafea Faa Ipoipo” được vẽ bởi Paul Gauguin vào năm 1892 tại Polynesia (Pháp) trong khi “Interchange” của Willem Kooning. Hai bức tranh này đều đứng ở vị trí thứ hai vì cả hai đều được bán cho các nhà sưu tầm cá nhân với giá 300 triệu đô la.
Nhiều thông tin cho rằng, hoàng gia Quatar chính là những người sở hữu bức tranh Nafea Faa Ipoipo còn chủ sở hữu của Interchange được xác định là tỷ phú Kenneth C. Griffin, người sở hữu nhiều bức tranh đắt giá khác.
Nafea Faa Ipoipo – Paul Gauguin
Interchange – Willem Kooning
3. The Card Players của Paul Cézanne (250 triệu USD)
The Card Players (Người chơi bài) là một nhóm các bức tranh dầu được danh họa người Pháp Paul Cézanne sơn vào thời hậu biểu hiện. Tác phẩm này được sáng tác vào những năm đầu thập niên 1890 và cũng là những năm cuối đời của danh họa.
Có tổng cộng 5 phiên bản của “Người chơi bài”, mỗi phiên bản đều khác biệt lẫn nhau về kích thước và số người chơi bài. Từng bức tranh trong nhóm được lưu giữ lần lượt tại Musée d’Orsay, Courtauld ở London, MET ở New York, Barnes Foundation ở Philadelphia và một phiên bản thuộc ông người Hy Lạp George Embiricos trước khi được bán lại với giá 250 triệu đô la cho hoàng gia Qatar.
Những người chơi bài của Paul Cezanne
4. N°17A của Jackson Pollock (200 triệu USD)
Cha đẻ của chủ nghĩa tranh trừu tượng, Jackson Pollock nổi tiếng với kỹ thuật drift painting (sử dụng các xô chứa màu vẽ để dội lên bức tranh được đặt thẳng đứng) mà ông đã sử dụng rất nhiều từ năm 1947 đến năm 1950.
Pollock đã sử dụng loại ván sợi ép và sơn nhựa tổng hợp để hoàn thành bức tranh này. Các màu nâu, xám, trắng và vàng kết hợp trong bức tranh làm rất nhiều người nghĩ rằng đây là một cái tổ chim. Cùng với bức họa “Interchange” của Willem Kooning kể trên, bức tranh này cũng được mua lại bởi tỷ phú Ken Griffin vào năm 2016 với giá 202 triệu USD.
5. N°6 (Violet, Green and Red) của Mark Rothk (186 triệu USD)
Được vẽ vào năm 1951 bởi Mark Rothko, bức tranh này được vẽ bằng sơn dầu với ba gam màu tím, xanh, đỏ được sắp xếp theo hàng dọc tạo cho người xem cảm giác về sự sống và tâm linh.
Được biết, bức tranh gồm 3 mảng màu này đã được mua với giá 186 triệu USD bởi doanh nhân người Nga Dmitry Rybolovlev vào năm 2014 thông qua đại lý Thụy Sĩ, Bouvier.
N°6 (Violet, Green and Red) của Mark Rothko
Nguồn: Architectural Digest
https://kenh14.vn/5-tac-pham-hoi-hoa-dat-gia-nhat-moi-thoi-dai-ngoi-vi-so-1-chan-thuc-den-tung-chi-tiet-nhung-lai-gay-tranh-cai-20220609131413081.chn
https://kenh14.vn/5-tac-pham-hoi-hoa-dat-gia-nhat-moi-thoi-dai-ngoi-vi-so-1-chan-thuc-den-tung-chi-tiet-nhung-lai-gay-tranh-cai-20220609131413081.chn