Mặc dù lông phục vụ cho nhiều mục đích trong thế giới động vật, nhưng các nhà khoa học mới đây đã cảm thấy vô cùng bối rối với việc phát hiện ra một loài cua hoàn toàn mới, điều đặc biệt là toàn bộ cơ thể của chúng đều được bao phủ bởi lông tơ.
Loài cua này có tên địa phương là cua bọt biển, cua lông mịn, chúng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía nam Tây Úc, ngoài bộ lông đặc biệt của mình, chúng còn đội thêm một chiếc mũ bảo vệ gọn gàng làm từ bọt biển sống.
Được đặt tên để vinh danh HMS Beagle – nơi Charles Darwin đã tiến hành nghiên cứu của mình – loài giáp xác có lông đặc biệt này có tên khoa học là Lamarckdromia beagle, thuộc họ Dromiidae.
Một gia đình Australia phát hiện con cua có vẻ ngoài kỳ lạ dạt vào bãi biển gần thành phố Denmark ở Tây Australia, Live Science hôm 30/6 đưa tin. Họ gửi mẫu vật này cho Andrew Hosie, người phụ trách động vật giáp xác và giun tại Bảo tàng Tây Australia. Hosie xác định nó thuộc họ Cua bọt biển (Dromiidae) nhưng trông rất khác thường.
Tiến sĩ Andrew Hosie, người phụ trách nghiên cứu động vật giáp xác và sâu của Bảo tàng Tây Úc cho biết: “Chúng có hành vi bất thường là mang theo một miếng bọt biển sống”.
“Sự bông mềm là dấu hiệu giúp chúng tôi xác định loài. Cua bọt biển thường phủ nhiều lông, nhưng trông giống nỉ hoặc nhung hơn là kiểu ‘áo khoác’ cực kỳ bù xù này”, Hosie nói.
“Những con cua thường cắt miếng bọt biển để tạo hình, sau đó cho nó phát triển thành hình dạng của phù hợp với cơ thể chúng. Trên thực tế, những miếng bọt biển này được sử dụng như một chiếc mũ hoặc tấm chăn bảo vệ giúp cho loài cua kỳ lạ này được bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi như bạch tuộc và cá”.
Phương pháp ngụy trang độc đáo này thực sự được sử dụng rất rộng rãi trong họ dromiidae – Tương tự như cách loài cua ẩn cư sử dụng vỏ để bảo vệ, bọt biển giúp những loài trong họ dromiidae ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi.
Dromiidae là một họ cua, thường được gọi là cua xốp. Chúng là những loài cua kích thước nhỏ đến trung bình, có khả năng mang theo những con bọt biển sống để bảo vệ bản thân. Hai cặp chân sau cùng của chúng ngắn hơn, hướng về phía mai cua, có nhiệm vụ giữ con bọt biển ở đúng chỗ. Bọt biển phát triển cùng với cua và trở thành một chiếc “lá chắn”.
Nhưng tại sao toàn bộ cơ thể của loài cua này lại được bao phủ bởi lông tơ? Câu trả lời cho tới nay vẫn chưa được giải đáp, bởi đây là một loài mới phát hiện và cần được nghiên cứu thêm.
“Tất cả các thành viên của nhóm cua này đều có lông ở một mức độ nào đó”, Hosie cho biết. “Chúng tôi thực sự không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng rằng tại sao lại như vậy… chúng tôi nghi ngờ rằng lông có thể giúp chúng ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi tốt hơn”.
Loài cua bọt biển mới này được gọi là Lamarckdromia beagle và đã được đặt tên để vinh danh tàu nghiên cứu của Charles Darwin, HMS Beagle Nó được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển phía nam của Tây Úc và là một thành viên của họ cua dromiidae, còn được gọi là cua bọt biển, là họ hàng gần của cua ẩn sĩ (Hermit crab). Giống như cua ẩn sĩ, cua bọt biển này rất hăng hái cắt xén những thứ xung quanh để trang trí cho bản thân. Lý do vì sao cua L. beagle khá nhiều lông vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng điều này giúp cho nó ngụy trang tốt hơn, tránh khỏi mối nguy từ kẻ săn mồi.
Ngoài cua bọt biển thì cua Yeti cũng là một loài cua có lông. Sở dĩ người ta gọi loài cua này là cua người rừng là vì nó thuộc nhóm cua lông lá xồm xoàm (giống như người rừng Yeti). Tuy nhiên chúng có tên gọi khác là Kiwa hirsuta, là một loài động vật giáp xác thuộc họ Kiwaidae. Loài này được phát hiện năm 2005. Chiếc càng đầy lông của loài này chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử độc tố trong nước phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương.
Chúng được phát hiện tháng 3 năm 2005 bởi một nhóm tổ chức bởi Robert Vrijenhoek của Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium ở Monterey, California và Michel Segonzac của Ifremer và một nhà khoa học điều tra cuộc sống biển sử dụng tàu ngầm DSV Alvin, hoạt động từ RV Atlantis. Phát hiện được công bố vào ngày 07 tháng 3 năm 2006. Nó đã được tìm thấy dọc theo Rãnh Thái Bình Dương – Nam Cực, 1.500 km về phía nam của đảo Phục Sinh ở độ sâu 2.200 mét. Loài cua này sống ở miệng phun thủy nhiệt. Dựa trên cả hai hình thái và dữ liệu phân tử, sinh vật này được coi là thuộc về một họ sinh học mới (Kiwaidae); một loài thứ hai của họ này là Kiwa puravida, được phát hiện vào năm 2006 và được mô tả trong năm 2011.
Loài cua này chủ yếu ở vùng nước sâu khoảng 2.200 m. Nhìn bên ngoài, trông chúng như được bao phủ bởi một lớp lông mềm như các loài nhện. Song thực tế, bộ lông của sinh vật này hoàn toàn là lông cứng. Chúng có chiều dài khoảng 15 cm, lớp lông màu vàng phủ kín 2 càng và cả chân. Các sắc tố trên mắt của cua suy giảm mạnh, và chúng được cho là “mù”. Trên các lông này chứa các vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng phân giải các chất khoáng độc hại và khoáng chất từ những vùng nước xung quanh.