Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác

Trong những năm 1920, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter bắt đầu một trong những chuyến khám phá đáng kinh ngạc nhất về Ai Cập cổ đại.

Sau nhiều năm tìm kiếm, chuyên gia khảo cổ này đã phát hiện ra một lăng mộ bí ẩn, thứ làm thay đổi lịch sử. Đến năm 1922, cuối cùng, ông cũng phá mở được lăng mộ kỳ bí này. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới được chiêm ngưỡng về những bí mật thực sự của Ai Cập cổ đại.

Nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã vô cùng sửng sốt trước hàng loạt cổ vật, đồ tạo tác trong lăng mộ này. Tổng cộng có hơn 5.000 đồ tạo tác được bồi táng cho vị pharaoh trẻ tuổi sử dụng ở thế giới bên kia.

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 1.

Nhà khảo cổ Howard Carter và một đồng nghiệp làm sạch chiếc quan tài của pharaoh Tutankhamun. Ảnh: BBC

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 2.

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 3.

Thứ gì bắn 146 triệu tấn nước lên khí quyển? ‘Soi’ vệ tinh của NASA, chuyên gia bất ngờ

Tiến sĩ Paul Harrison, một nhà Ai Cập học nhận định: “Howard Carter là nhà Ai Cập học duy nhất từng làm điều này. Đó là phát hiện nơi yên nghỉ cuối cùng của một pharaoh còn nguyên vẹn”.

Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun khiến nhiều người kinh ngạc khi có chứa đầy kho báu và các đồ tạo tác vô giá.

Bà Bettany Hughes, một nhà sử học người Anh cho biết, người Ai Cập đã chôn cất 5.000 báu vật ở trong lăng mộ này. Có rất nhiều món đồ được làm bằng vàng nguyên chất.

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 4.

Nhiều đồ tạo tác bằng vàng được tìm thấy trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun. Ảnh: Pixabay

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 5.

Thời tiết Nhật Bản bất thường, phá kỷ lục: Chuyên gia dùng 4 từ để miêu tả

Theo các chuyên gia, vàng không phải chỉ là thứ để phô trương về sự giàu có. Bởi với người Ai Cập cổ đại, vàng còn là chìa khóa dẫn đến sự bất tử.

Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, sự sống và cái chết ở Ai Cập cổ đại thực sự có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, các vị pharaoh sẽ mang theo những thứ từ lúc còn sống sang thế giới bên kia. Thế nhưng, kho báu này quả thực đã vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Vàng, trang sức, ngai vàng, cỗ chiến xa… tất cả đều được chế tác vô cùng tinh xảo và xa hoa. Đây đều là những thứ mà vị pharaoh nổi tiếng cần ở thế giới bên kia.

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 6.

Nhà khảo cổ Howard Carter mất tới 10 năm để làm sạch và liệt kê những bảo vật, đồ tạo tác được tìm thấy trong lăng mộ. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong số hàng loạt các cổ vật được làm bằng vàng, bạc, ngà voi, gỗ mun, đồ nội thất, trang sức quý giá, nước hoa quý hiếm…, cỗ quan tài bằng vàng là một trong những hiện vật đáng chú ý nhất trong lăng mộ. Bên trong có chứa nhiều lớp quan tài nhỏ. Trong đó, có một lớp được làm hoàn toàn bằng vàng khối.

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 7.

Ảnh: Asaf Braverman /Flickr

Quan tài ngoài của pharaoh Tutankhamun được phủ vàng. Vị pharaoh trẻ tuổi được chôn cất trong nhiều quan tài. Chiếc này đặt ở bên trong chiếc kia. Nhà khảo cổ Darius Arya cho biết: “Quan tài cuối cùng là chiếc quý giá nhất và gây sửng sốt khi nó được làm bằng vàng đặc và nặng hơn 113 kg”.

Thế nhưng bên trong cỗ quan tài bằng vàng ròng này thậm chí còn là một báu vật tuyệt vời hơn. Đó chính là gương mặt của pharaoh 3.000 năm tuổi: Chiếc mặt nạ bằng vàng của pharaoh Tutankhamun. Cổ vật này được đánh giá là gần như hoàn hảo trong nghệ thuật, đồng thời là một kiệt tác cổ đại.

 Khai quật từng lớp quan tài vị vua lừng danh của Ai Cập: Lộ ra kiệt tác - Ảnh 8.

Mặt nạ bằng vàng của pharaoh Tutankhamun được nhiều chuyên gia đánh giá là bảo vật vô giá, kiệt tác thời cổ đại. Ảnh: Wikimedia Commons

Theo các chuyên gia, chiếc mặt nạ vô giá này cũng là một tác phẩm điêu khắc phi thường khi được coi là bức chân dung đẹp của một vị pharaoh trẻ tuổi của Ai Cập cổ đại.

Chiếc mặt nạ nặng 11 kg được đá quý bao phủ. Đặc biệt, phần màu xanh trên mặt nạ là ngọc lưu ly từ Afghanistan. Trong khi đó, thạch anh và đá thủy tinh núi lửa ở phần mắt được lấy từ Địa Trung Hải.

Tutankhamun là một trong những vị pharaoh nổi tiếng nhất từng trị vì Ai Cập cổ đại. Pharaoh Tutankhamun là vị vua thuộc Vương triều thứ 18. Ông trị vì vào những năm từ 1332 TCN – 1323 TCN, trong giai đoạn Tân Vương quốc của Ai Cập.

Vị pharaoh trẻ tuổi lên ngôi từ khi khoảng 8 – 9 tuổi, sau khi vua cha là pharaoh Akhenaten qua đời vào năm 1334 TCN. Pharaoh Tutankhamun trị vì đất nước trong khoảng 10 năm trước khi qua đời ở tuổi 18. Ông được chôn cất ở trong Thung lũng các vị vua (gần Thebes, ngày nay là Luxor), nơi có tới 63 lăng mộ của các vị pharaoh và quý tộc.

Bài viết tham khảo nguồn: History, History Asia, Ancientorigins