Khi mới ra mắt, Cyberpunk 2077 là một tựa game tràn ngập bug, làm cộng đồng người chơi hết sức thất vọng. Sau hai năm không ngừng chỉnh sửa và cập nhật, game nay đã khá hơn nhiều và cũng “hồi xuân” nhờ bộ anime Edgerunners hết sức xuất sắc. Tuy nhiên bạn có biết rằng lỗi lầm thật ra không hoàn toàn là do CD Projekt gây ra?
Nếu bạn còn nhớ, vấn đề của Cyberpunk 2077 có khá nhiều: lượng bug quá lớn khi mới phát hành, và game thậm chí không chạy được trên các console đời trước (PS4, Xbox One). Nó đã hủy hoại danh tiếng của CD Projekt và khiến studio này rơi khỏi “ngai vàng” trong lòng game thủ. Dù đây quả thực là lỗi của nhà phát triển này, nhưng họ không phải là những người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho chất lượng của nó.
Mời các bạn tham gia cộng đồng game thủ S-Games trên Discord, sân chơi mới cho các game thủ có thể trao đổi về các tựa game hot trên thị trường, chia sẻ kinh nghiệm chơi game, bắt cặp leo rank và trò chuyện cùng nhau sôi nổi. Tại Discord S-Games, bạn còn được nhận các code độc quyền những tựa game mới nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Còn chờ gì nữa,
THAM GIA NGAY DISCORD S-GAMES!
Nội dung tóm tắt
Thủ phạm góp phần phá hoại Cyberpunk 2077
Thật vậy, vấn đề nằm ở chỗ quá trình quản lý chất lượng của trò chơi, được thực hiện bởi một studio gọi là Quantic Lab (không phải Quantic Dream), có trụ sở tại Romania. Đây là một công ty khá có danh tiếng trong ngành game, và cũng từng được nhiều hãng phát triển game lớn tin cậy giao phó trách nhiệm chơi thử và tìm bug cho các tựa game của họ.
Ngoài Cyberpunk 2077, Quantic Lab còn từng tham gia các dự án như The Witcher 3: Blood and Wine, Divinity: Original Sin 2, Necromunda Hired Gun, Cities Skylines,… và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên khi được giao trách nhiệm kiểm tra và sửa lỗi cho Cyberpunk 2077, studio này đã thực hiện nhiều hành vi gian dối khiến CD Projekt không thể nhận ra lượng bug khổng lồ tồn đọng trng tựa game của mình.
Cụ thể, một nguồn tin từ nội bộ Quantic Lab từng tham gia vào việc test Cyberpunk 2077 cho biết rằng ban đầu, một đội ngũ 30 người được giao trách nhiệm test Cyberpunk 2077 nhưng chỉ 10 người là có kinh nghiệm làm tester, và người “gạo cội” nhất trong số họ cũng làm việc chưa tới một năm. Các lãnh đạo Quantic Lab dặn dò đội ngũ này không nói về kinh nghiệm làm việc của mình khi giao tiếp với nhân viên của CD Projekt, dù CD Projekt đã nhiều lần liên hệ để phàn nàn về khả năng làm việc của đội ngũ này.
Thật vậy, các cuộc điều tra độc lập của các nhà báo Romania cho thấy rằng các nhân viên này bị đặt ra tiêu chuẩn về số lượng bug tìm được mỗi ngày, khiến họ phải không ngừng báo các lỗi đồ họar vặt vãnh cho đủ số, không có nhiều thời gian test kỹ và bỏ sót rất nhiều lỗi lớn trong game. CD Projekt chỉ biết được điều này khi quá trễ, và áp lực doanh thu từ các cổ đông buộc họ phải tung Cyberpunk 2077 ra thị trường sau khi đã delay nó nhiều lần. Sau “phi vụ” này, CD Projekt cắt hợp đồng với Quantic Lab mặc dù ban đầu hãng có dự tính sẽ tiếp tục nhờ studio này thử nghiệm bản mở rộng mới (Phantom Liberty) của game.
Lừa dối mọi khách hàng
Vấn đề của Quantic Lab không chỉ ảnh hưởng đến Cyberpunk 2077. Theo các thông tin được các nhân viên giấu tên của studio này chia sẻ, vào thời điểm đó công ty này chuyên “thổi phồng” số lượng nhân viên và kinh nghiệm của họ để gây ấn tượng với các nhà làm game nhằm giành được hợp đồng. “Các dự án nhỏ phải may lắm mới có được một nửa số tester được công bố,” một cựu nhân viên unatic Lab cho biết. “Việc cả một dự án được dẫn dắt bởi chỉ một người là rất bình thường, dù thực ra nó cần một nhóm ít nhất 3 người. Một số trưởng nhóm làm 2 hay 3 dự án cùng một lúc.”
Ngay cả những trưởng nhóm này cũng không xứng đáng với danh hiệu của họ. Các nhân viên Quantic Lab thường được “đẩy” lên vị trí này để giúp tạo ra ảo giác về một đội ngũ tester hùng mạnh trong mắt khách hàng, và một vài trong số họ có không tới 1 năm kinh nghiệm. Mỗi nhân viên cũng thường phải dùng nhiều tài khoản test khác nhau để tránh việc nhà phát triển nhận ra sự chênh lệch giữa số tester thực sự hoạt động và con số tester mà Quantic Lab công bố.
Lương bèo, tinh thần thấp
Các nhân viên của Quantic Lab còn chia sẻ rằng môi trường làm việc của mình thực sự rất kém cỏi và phải nhận mức lương bèo bọt. Một cựu tester cho biết các cấp lãnh đạo thường xuyên mắng mỏ và chỉ trích các trưởng nhóm, và áp lực này lại được đẩy xuống nhân viên. Các lãnh đạo Quantic Lab thường xuyên nói rằng test game là việc không cần kỹ năng và xem đội ngũ nhân viên của mình là dễ dàng thay thế với mức lương cực thấp.
Đến khi COVID-19 bùng phát, tester của hãng cũng ít khi được cho phép làm việc tại nhà dù vào thời điểm này, đại đa số các công ty trong ngành game đã áp dụng chính sách này nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên của mình. Họ phải ngồi làm việc sát nhau trong văn phòng, vai kề vai và không áp dụng bất kỳ biện pháp cách ly nào bởi các sếp trên cho rằng “không cần thiết”.
Sau một thời gian dài chịu áp lực công việc lớn với mức lương bèo bọt, cũng như không được ghi nhận công sức, nhiều nhân viên của studio đã nghỉ việc để chuyển sang làm những thứ khác không liên quan đến game. “Quantic Lab làm tôi ghét game và chơi game”, một cựu nhân viên của studio này cho biết. “Tôi không bao giờ thử quay lại làm game nữa, dù nó từng là đam mê.”
Danh sách Laptop Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS