Tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy?

Đã có rất nhiều anime chuyển thể dựa trên trò chơi điện tử trong vài thập kỷ qua. Đôi khi, chúng được tạo ra để quảng cáo một trò chơi mới và cũng có những tựa game được các fan mong chờ vào một bản anime hấp dẫn. Có rất nhiều bộ phim vẫn đang được sản xuất hàng năm dưới dạng chuyển thể từ phần kết, phần tiền truyện, phần ngoại truyện hoặc thậm chí là những câu chuyện phụ.

Chỉ riêng năm nay đã chứng kiến sự ra mắt của bộ phim Sonic thứ hai, công bố chuyển thể anime của Nier Automata và Twisted Wonderland và việc phát hành Petite Sekai dựa trên các nhân vật trong tựa game Hatsune Miku: Colorful Stage.

Tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, trong khi có rất nhiều bản chuyển thể được thực hiện, rất ít trong số chúng được coi là tốt so với mức độ hấp dẫn của phần cốt truyện trong các tựa game. Vậy điều gì ở các trò chơi điện tử khiến chúng khó chuyển thể sang anime một cách thành công?

Rất nhiều anime chuyển thể từ trò chơi điện tử chỉ có phần hoạt hình ở mức khá trở lên. Mặc dù rất nổi tiếng, cả hai bản chuyển thể anime của Persona 4 và Persona 5 đều không được đánh giá cao về mặt tạo hình. Chỉ có Persona 3 tránh được vấn đề này khi nó có cho riêng mình một anime movie.

Điều này là do các anime movie thường mất nhiều kinh phí hơn và nhiều thời gian hơn để sản xuất, cho phép có thêm thời gian để kiểm tra kỹ phần tạo hình. Các bản chuyển thể anime cho trò chơi Persona cũng không phải là những bộ duy nhất phải chịu tình trạng này. Anime Ace Attorney cũng bị các fan ném đá vì phần hoạt hình quá xấu so với tựa game gốc.

Tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy? - Ảnh 2.

Hoạt hình tồi có thể do nhiều yếu tố, từ vấn đề lên lịch và ngân sách kém cho đến bản thân bộ phim chỉ đơn giản được coi như một đoạn phim quảng cáo rất dài và tốn kém cho trò chơi nguyên tác. Chẳng hạn Tales of Zestiria the X có hình ảnh động hoàn toàn tuyệt đẹp nhưng cốt truyện lại rất tệ.

Hầu hết các cốt truyện trong các trò chơi điện tử đều rất dài. Anime ngày nay thường kéo dài từ 12 – 26 tập và thời lượng này không đủ để chuyển thể một tựa game có cốt truyện quá phức tạp và kéo dài đến như vậy. Do đó, các phiên bản anime chuyển thể từ game thường cắt bỏ các phần trong câu chuyện để phù hợp với số lượng các tập phim, chỉ để lại những phần được coi là quan trọng nhất đối với cốt truyện.

Tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy? - Ảnh 3.

Điều này thường dẫn đến nhiều chi tiết quan trọng bị bỏ sót, cho dù đó là cốt truyện, thông tin truyền thuyết bổ sung hay điều gì đó trong vòng phát triển của nhân vật. Việc cắt bỏ một số chi tiết quan trọng này có xu hướng dẫn đến các bản chuyển thể không bám sát được nội dung các tựa game. Một số bản chuyển thể thậm chí còn đi xa tới mức viết lại hoàn toàn câu chuyện, đến mức các nhân vật dường như là những người hoàn toàn khác với các bản game của họ.

Tales of Zestiria the X là một trong những ví dụ điển hình cho xu hướng này trong những năm gần đây. Phần lớn thời lượng của anime tập trung vào hai nhân vật, Alisha và Rose, bỏ qua cả nhân vật chính và dàn nhân vật phụ. 

Tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy? - Ảnh 4.

Anime Pokemon là một trường hợp thú vị khi nó trở nên thành công vì nó không phải là chuyển thể trực tiếp của trò chơi. Bằng cách hoạt động như một loạt phim độc lập bao gồm các yếu tố của trò chơi, ê kíp sản xuất không cảm thấy bị áp lực khi phải bao gồm tất cả các yếu tố câu chuyện cần thiết có trong trò chơi và người hâm mộ không mong đợi điều đó. Là một loạt phim hướng đến trẻ em, nó cũng không được mong đợi là sẽ có hoạt hình nổi bật, mặc dù nó có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Các bạn nghĩ sao về việc tại sao phần chuyển thể anime của các tựa game nổi tiếng lại tệ hại đến như vậy? Hãy để lại ý kiến của mình nhé!

/?s=tai-sao-phan-chuyen-the-anime-cua-cac-tua-game-noi-tieng-lai-te-hai-den-nhu-vay-20220502185940436.chn