“Game thủ ghét thua cuộc” và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập

Không một NPH nào có thể cam đoan tựa game của mình sẽ thành công khi ra mắt. Ngay cả với những bom tấn như Elden Ring cũng vậy. Theo đó, dù rất tự tin vào đứa con cưng của mình, thế nhưng NPH Elden Ring cũng chỉ dám kỳ vọng sẽ bán được 5 triệu bản, tức là bằng 1/3 so với con số thực tế bây giờ. Điều này cũng dễ hiểu, khi có quá nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng tới thành bại của một tựa game. Thế nhưng thay vì nhận lỗi, rất nhiều NPH lại đưa ra các lý do bào chữa tương đối gượng gạo, thậm chí còn trở thành meme châm biếm cho các game thủ. Điển hình như những trường hợp dưới đây.

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 1.

Fury – Game thủ ghét bị thua cuộc

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 2.

2007 là năm mà thể loại MMORPG bùng nổ, đặc biệt là sau tiếng vang mà World of Warcraft đã mang tới. Đó cũng là lý do mà Auran, một nhà phát triển game người Úc đã cùng các cộng sự của mình tạo ra Fury, một MMORPG tập trung vào PvP. Được biết, Fury hướng tới việc tạo nên sự khác biệt bằng việc đưa các game thủ vào một chiến trường khốc liệt, nơi thành bại tại kỹ năng.

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 3.

Thế nhưng, Fury sau đó thất bại thảm hại, tới mức mà CEO Auran phải lên tiếng: “Người chơi ghét thua cuộc. Fury không tạo ra một nơi mà các game thủ có thể dành 200 tiếng trong PvE. Nhiều người PK thua, sau đó đổ lỗi lên tựa game”. Đây là cách bào chữa nhận rất nhiều chỉ trích của Auran vào lúc đó.

Duke Nukem Forever – Người chơi đánh giá không công bằng

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 4.

Duke Nukem 3D, được phát hành vào năm 1996 bởi 3D Realms, là một trong những game bắn súng FPS có ảnh hưởng nhất trong lịch sử trò chơi điện tử. 15 năm sau đó, phần tiếp theo của loạt series này ra mắt với rất nhiều sự kỳ vọng về phía các game thủ.

Thế nhưng, trái với kỳ vọng của các fan, những bình luận mà Duke Nukem Forever thu về được từ các chuyên gia, game thủ lại cực kỳ khủng khiếp. Và cách mà NPH của Duke Nukem Forever phản ứng lại sau đó mới đáng nói, khi ông cho rằng đây là những review thiếu công tâm từ phía các game thủ, và cả chuyên gia chỉ vì tác động từ phía đối thủ cạnh tranh.

Overkill’s The Walking Dead

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 5.

Overkill’s The Walking Dead, dự án chính của Starbreeze Studios từ năm 2015-2018, là một cơn ác mộng trong suốt quá trình sản xuất của hãng. Một báo cáo tổng thể từ các nhân viên cũ tiết lộ rằng trò chơi được phát triển một cách hoàn toàn thiếu định hướng, thiếu rất nhiều những chức năng cơ bản.

Game thủ ghét thua cuộc và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập - Ảnh 6.

 Sau khi đưa ra thị trường, Overkill’s The Walking Dead thất bại thảm hại, CEO Bo Andersson đã bị ban giám đốc sa thải – và một email mà ông gửi vào ngày hôm sau về cơ bản là đổ lỗi cho nhân viên của mình. Nội dung cũng rất đơn giản: “Cá nhân tôi, mặc dù tôi đã mất tất cả tiền bạc, gia đình ly hôn và quyền nuôi con. Trong 2-3 năm qua làm việc 100 giờ mỗi tuần cho Starbreeze và giữ cho các nhân viên có việc làm, nhưng đây là những gì họ đền đáp cho tôi“. Đáp lại, các nhân viên lên tiếng chỉ trích sự lố bịch và cho rằng Anderson nói như thể mình không có trách nhiệm gì.

/?s=game-thu-ghet-thua-cuoc-va-nhung-loi-bao-chua-ly-do-te-hai-nhat-cua-cac-nph-khi-san-pham-game-that-bai-toan-tap-20220523141431716.chn